Răng cửa hàm dưới (H5.14)


Xoang tủy tương tự răng cửa hàm trên nhưng nhỏ hơn. Xoang tủy nên sát về phía rìa cắn để tạo được lối vào thẳng, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi có thể phải mở từ rìa cắn. Hình dạng xoang tủy thường là oval hơn là hình trứng. Răng cửa bên đôi khi có 2 ống tủy.
Răng nanh hàm dưới (H5.15).

Tương tự răng nanh hàm trên nhưng nhỏ hơn. Đôi khi phải mở tủy từ rìa cắn đối với những bệnh nhân lớn tuổi, do thân răng thường cong nhiều ở mặt ngoài
Răng cối nhỏ hàm dưới (H5.16).


Các răng này thường có 1 chân, đôi khi có thể có 2 chân, nên có thể thấy 2 ống tủy.
Răng 6 hàm dưới
Xoang tủy thường có dạng hình thang hoặc hình chữ nhật. Xoang tủy thường nằm về ¾ phía gần mặt nhai (H5.17a).

R6 dưới thường có 2 chân với 2 ống tủy phía gần cùng 1 ống phía xa (H5.17b).

Đôi khi thấy 2 ống xa (H5.17c).

Khi có 2 ống xa thì thường là sát nhau, lúc đó xoang tủy sẽ rộng hơn ở phía gần.
R7 hàm dưới (H5.18).

Xoang tủy có dạng như R6 nhưng nhỏ hơn và thường chỉ có 1 ống xa. Xoang tủy thường nằm ở 2/3 mặt nhai phía gần.
Răng khôn hàm dưới (H5.19).

Là răng có sự đa dạng nhất về số lượng và hình dạng chân răng. Số ống tủy thường bằng số múi răng. Các răng nghiêng gần thường giúp dễ quan sát lối vào hơn các răng thẳng hay nghiêng xa. Xoang tủy thường nằm về ¾ mặt nhai phía gần.
Xem thêm phần 2 tại đây và phần 1 tại đây.
Nguồn: Step by Step Root Canal Treatment – Vivek Hegde, Gurkeerat Singh
Related Posts
Che tủy trực tiếp bằng vật liệu dán
Tẩy trắng răng đổi màu do chết tủy – P2
Vật liệu Bioceramic trong nội nha lâm sàng