January 26, 2025

NhasiUpdate

Chuyên trang RHM

Sang thương cổ răng không do sâu 🆓

Hiện nay chúng ta chấp nhận rằng “sang thương cổ răng không do sâu” có nguyên nhân đa yếu tố bao gồm ứng suất, ma sát ăn mòn sinh học (hình 1-4).

 

Hình 1-4. Các yếu tố căn nguyên của sang thương cổ răng không do sâu.

 

 

Hình 1-5. Một người trồng cam ở Brazil có nhiều “sang thương cổ răng không do sâu” nặng do ứng suất và ăn mòn sinh học vùng cổ răng. Tiền sử ăn từ 9 đến 12 quả cam mỗi ngày và axit citric hoạt động như một chất ăn mòn sinh học ngoại sinh. Ngoài ra không sử dụng bàn chải răng hoặc kem đánh răng nào.

 

Tuy nhiên, nguyên nhân của “nhạy cảm ngà cổ răng” (CDH) liên quan đến khớp cắn vẫn còn là câu hỏi, vì hầu hết sự chú ý đều tập trung vào phương thức điều trị hơn là nguyên nhân.

Nhiều tác giả cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa hai bệnh lý của nhạy cảm ngà cổ răng (CDH) và sang thương cổ răng không do sâu (NCCL) và cả hai đều bắt nguồn từ tải lực lệch tâm lên răng. Những lực này gây ra áp lực (ứng suất) lên mô nha chu và vùng cổ răng.

Ma sát (friction)

Cơ chế ma sát đề cập đến sự mất chất mô răng do tác động ngoại sinh (mài mòn):

  • Vệ sinh răng miệng: chải răng quá mạnh, dùng kem đánh răng có nhiều hạt gây mòn.
  • Xói mòn (do chất lỏng).
  • Khí cụ nha khoa (ví dụ: móc kim loại).

Tương tác trong miệng do bàn chải đánh răng/kem đánh răng có chất gây mòn cũng như thức ăn vào hoặc chất lỏng ma sát với răng có khả năng dẫn đến mất “lớp bảo vệ” ở bề mặt răng.

Tuy nhiên, dòng chảy trong miệng cũng được điều tiết và đệm bởi nước bọt có chứa protein/glycoprotein hữu cơ và muối vô cơ. Những chất này dễ dàng che phủ và bảo vệ bề mặt ngà lộ khỏi sự thay đổi áp suất chất lỏng trong ống ngà nhưng không thể chống lại được sự mài mòn.

Bàn chải đánh răng và kem đánh răng được xác định là đóng vai trò “góp phần” chứ không phải vai trò căn nguyên đối với CDH.

 

Ăn mòn sinh học (Biocorrosion)

Nội sinh (axit)

  • Vi khuẩn trong mảng bám sinh axit.
  • Dịch nướu.
  • Dịch vị ở bệnh nhân GERD (trào ngược dạ dày thực quản), bệnh nhân mắc “chứng cuồng ăn” (bulimia).

Ngoại sinh (axit)

  • Ăn nhiều trái cây, nước trái cây và đồ uống có tính axit.
  • Phơi nhiễm nghề nghiệp với khí công nghiệp có tính axit và các yếu tố môi trường khác.

Ứng suất

Nội sinh

  • Hoạt động cận chức năng: nghiến răng, cắn chặt răng.
  • Khớp cắn: tiếp xúc sớm hoặc tải lực lệch tâm.
  • Hoạt động nuốt.
  • Ăn nhai thức ăn cứng và khó tiêu.

Ngoại sinh

  • Thói quen: cắn các đồ vật cứng như bút chì, ống tẩu và móng tay.
  • Nghề nghiệp: cắn dụng cụ bằng răng, chơi nhạc cụ bằng miệng.
  • Khí cụ nha khoa: khí cụ chỉnh nha, móc của hàm giả, tấm bảo vệ răng.

 

Về mặt giải phẫu mô cứng răng, cần ghi nhớ là: men răng bảo vệ ngà răng và tủy răng khỏi mài mòn cơ học và ăn mòn sinh học. Vì men răng mỏng ở vùng cổ răng nên vùng này dễ bị mòn ngót hơn. Tính thấm của ngà răng khiến ngà dễ bị nhạy cảm (CDH). Mô nha chu khỏe mạnh là điều cần thiết để bảo vệ vùng cổ răng khỏi bị ăn mòn sinh học.

 

….

 

Sang thương cổ răng và yếu tố khớp cắn

Khi áp lực ở vùng cổ răng phát sinh do lực nhai lặp đi lặp lại lên men răng và ngà răng vượt quá độ bền kéo hoặc nén cuối cùng của chúng, thì sức căng tạo ra lớn hơn giới hạn đàn hồi của các cấu trúc này, dẫn đến biểu hiện là nứt gãy và hình thành các sang thương cổ răng.

Những sang thương này thường xảy ra ở tiếp nối men-xi măng (CEJ), nơi mà sự uốn cong có thể dẫn đến sự phá vỡ lớp men cực kỳ mỏng và gây ra vết nứt vi thể của xi măng và ngà răng. “Tiêu ngót răng” (abfraction) đề cập đến sự mất mô cứng bệnh lý ở những vùng tập trung ứng suất gây ra bởi tải lực khớp cắn lệch tâm.

Trích sách “Sang thương cổ răng không do sâu”.

Nhasiupdate

Hãy gửi tin nhắn cho mình nhé!

Powered by WpChatPlugins