May 19, 2025

NhasiUpdate

Chuyên trang RHM

Thao tác với dụng cụ nha chu 🆓

LỰA CHỌN ĐẦU LÀM VIỆC CHÍNH XÁC

Trước khi sử dụng dụng cụ có hai đầu làm việc, trước tiên bác sĩ phải xác định nên sử dụng đầu làm việc nào. Để chọn đúng đầu làm việc, bác sĩ phải quan sát tương quan của “cán dưới” với mặt xa của răng. Thường chọn răng cối nhỏ để xác định “đầu làm việc” vì nó dễ quan sát hơn răng cối lớn.

Đặc điểm nhận biết đầu làm việc chính xác là: “cán dưới” song song với mặt xa; “cán chức năng” đi “lên và qua răng”. Dấu hiệu cho biết đầu làm việc không chính xác là: “cán dưới” KHÔNG song song với mặt xa, “cán chức năng” hướng “xuống dưới và vòng quanh răng”.

 

Hình 3-11. A. Đầu làm việc đúng, “cán dưới” song song với mặt xa của răng. B. Đầu làm việc không chính xác vì “cán dưới” KHÔNG song song với mặt xa mà nó hướng xuống dưới và vòng quanh răng.

 

ĐẶT ĐẦU LÀM VIỆC VÀO BỀ MẶT RĂNG

 “Đặt dụng cụ” là đang nói đến việc định vị 1 hoặc 2 mm đầu tiên của “mặt bên” của đầu làm việc tiếp xúc với răng.

“Đầu làm việc” được chia làm 3 phần: (1) phần ba dưới(toe hoặc tip), (2) phần ba giữa và (3) phần ba trên.

 

Hình 3-12. Trên cây nạo, phần ba mũi là “toe”. Trên cây liềm, phần ba mũi là “tip”.

 

Đặt đầu làm việc sao cho phần ba dưới của đầu làm việc tiếp xúc với bề mặt răng.

 

Hình 3-13. A. Đặt đúng. B. Đặt sai. Lưu ý đầu dụng cụ nhô ra ngoài có thể gây tổn thương mô mềm.

 

Hình 3-14. A. Đặt đúng. Lưu ý phần ba giữa và phần ba cán của đầu làm việc KHÔNG tiếp xúc với bề mặt răng. B. Đặt sai. Lưu ý phần ba mũi KHÔNG được điều chỉnh phù hợp với răng mà thực tế là nó đang bị lệch ra, dễ gây tổn thương mô mềm.

 

………….

Nguồn: Sách NHA CHU CƠ BẢN, biên dịch từ cuốn Fundamental of Periodontal Instrumentation and Advanced Root Instrumentation – Jill S. Nield-Gehrig.

Nhasiupdate

Hãy gửi tin nhắn cho mình nhé!

Powered by ThemeAtelier