Các phục hình trên nướu xâm lấn tối thiểu giúp cho các bác sĩ lâm sàng điều trị dễ dàng hơn, giúp bảo tồn mô răng thật, từ đó đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân, đạt được thẩm mĩ tối ưu hơn và tuổi thọ phục hình cũng được kéo dài hơn (H2.1, H2.2).






Nhu cầu về thẩm mĩ của bệnh nhân ngày càng cao đòi hỏi phải sử dụng các vật liệu cùng màu răng ngày càng nhiều. Vào những năm đầu tiên khi mới được giới thiệu, phục hình dán vấp phải nhiều thách thức trong nha khoa vì tiên lượng kém và để lại 1 số biến chứng như nhạy cảm sau khi dán, gãy vỡ phục hình, nên ban đầu việc sử dụng nó còn bị hạn chế. Dần dần theo thời gian, nhiều loại vật liệu mới ra đời được cải thiện đặc tính dán, cùng với sự nhận thức sâu sắc hơn về những khả năng tiềm tàng chưa được hiểu kĩ trước đó, đặc biệt là đối với phục hình trên nướu, đã cho phép cách thức phục hình này ngày càng phổ biến hơn.
Nhiều bác sĩ nghĩ rằng phục hồi mão răng truyền thống dễ thực hiện hơn phục hồi dán bán phần, nhưng sự thật là ngược lại. Mài sửa soạn phục hồi trên nướu là chìa khóa quyết định sự đơn giản của các loại phục hình dán này. Những yêu cầu nghiêm ngặt về lưu giữ cơ học đều được giảm bớt, vì sự kết dính các phục hình dán không đòi hỏi nhiều về hình thái lưu giữ, do đó quá trình mài sửa soạn cũng đơn giản hơn rất nhiều (H2.6).

Việc xâm phạm và gây tổn thương nướu răng trong quá trình mài sửa soạn cũng được hạn chế. Tất cả những yếu tố nói trên khiến cho việc thực hiện 1 phục hình dán trên nướu trở nên bớt phức tạp hơn, thực hiện nhanh chóng hơn so với phục hình mão răng truyền thống (H2.7).

Vì phục hình nằm hoàn toàn trên nướu nên việc gắn cement cũng dễ dàng hơn, hạn chế tối đa việc nhiễm bẩn từ máu, dịch, nước bọt trong khi dán bond và gắn cement.
Việc lấy dấu cho những phục hình dưới nướu cũng là 1 trong những bước khó khăn mà các bác sĩ phải dè chừng (H2.8).

Các phục hồi dưới nướu thường khó tái lập lại bằng scan kĩ thuật số, do đó với phương pháp lấy dấu kĩ thuật số thì những phục hình trên nướu thường cho kết quả tốt hơn (H2.9).

Khi đường hoàn tất được đặt hoàn toàn trên nướu, việc thực hiện phục hình tạm cũng dễ dàng hơn vì các bờ viền đều dễ làm khô, làm sạch và dễ nhìn. Việc loại bỏ cement gắn tạm cũng dễ hơn, cho kết quả gắn tạm ổn hơn và đảm bảo mô nướu lành mạnh, đảm bảo việc gắn kết thúc được chính xác (H2.10).

Đến thời điểm gắn kết thúc thì không cần phải lo lắng về việc mô nướu viêm, chảy máu nướu khó kiểm soát hay khó khăn khi nhét chỉ (H2.11, H2.12).


Việc lấy bỏ cement dư cũng rất dễ do bờ phục hình ở trên nướu, đồng thời giúp bệnh nhân vệ sinh thuận lợi hơn, đảm bảo tuổi thọ phục hình được lâu dài (H2.13).

Nướu viêm rất hay gặp quanh bờ mão sứ kim loại (PFM), trong khi phục hồi trên nướu thì không xâm phạm đến mô nha chu (H2.14).

Tụt nướu cũng có thể xảy ra khi nướu bị tổn thương do mài sửa soạn phục hình dưới nướu hoặc nhét chỉ quá thô bạo, tuy nhiên đây không phải là vấn đề đối với các phục hình trên nướu (H2.15).

Kể cả khi phục hồi dán không thật sự khít sát và liên tục với mô răng thì khi đường viền trên nướu, nó cũng không gây ảnh hưởng nhiều lên mô nha chu vì bệnh nhân dễ dàng vệ sinh và làm sạch hơn so với khi phục hình dưới nướu.
Bảo tồn độ sống tủy răng cũng là 1 trong những thuận lợi của các phục hình dán trên nướu. Việc mài sửa soạn xâm lấn tối thiểu, bảo tồn cấu trúc răng lành giúp tăng tỉ lệ bảo tồn tủy (H2.16).

Cuối cùng, sự bảo tồn mô răng tự nhiên và duy trì cấu trúc răng lành mạnh giúp duy trì tuổi thọ răng. Men và ngà răng tự nhiên luôn tốt hơn bất cứ loại phục hồi nào (H2.17).

Về mặt thẩm mĩ
Trái ngược với phương pháp truyền thống là giấu đường viền phục hình dưới nướu thì hiện nay, với việc ứng dụng các loại vật liệu có độ trong mờ (translucent) tốt đã giúp tăng độ thẩm mĩ cho các phục hình trên nướu đến tối đa
Những răng có độ đục (opacity) cao thì ngược lại, rất kém tự nhiên (H2.18, H2.19).


Độ trong (translucency) giúp tạo sự chuyển tiếp màu lí tưởng từ phục hình qua răng thật, vì ánh sáng đi xuyên qua phục hình vào đến răng. Men và ngà có chức năng như những sợi quang. Khi mão răng không có độ trong, ánh sáng không đi vào răng làm cho chân răng có vẻ tối hơn (H2.20).

Nướu hồng và lành mạnh cũng là 1 trong những điều kiện cần để đảm bảo thẩm mĩ (H2.22).

Về tuổi thọ phục hình
Nhiều tài liệu y văn đã chứng minh kết quả điều trị hoàn hảo với những phục hình inlay, onlay và veneer dán, đặc biệt khi thực hiện đúng chỉ định và kĩ thuật (H2.23).

Tuổi thọ của những mão răng sứ kim loại gần như ngắn hạn vì hầu hết các phục hình này đều bị thay thế, không những do thất bại trên lâm sàng mà còn do viêm nhiễm gây tụt nướu để lộ đường viền kém thẩm mĩ và buộc phải thay thế. Điều này có thể được hạn chế bằng cách chế tác phục hình với độ trong thích hợp và cố gắng đặt đường viền phục hình trên nướu.
Sự hài lòng của bệnh nhân cũng là 1 trong những yếu tố để đánh giá thành công. Cần giáo dục cho bệnh nhân hiểu lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn mô răng và tránh xâm hại mô nha chu khi làm phục hình.
Các phục hình sứ hoặc composite có thể dễ dàng được sữa chửa trực tiếp ngay trong miệng chứ không nhất thiết phải thay thế phục hình mới khi có vấn đề nứt vỡ nhẹ (H2.25).

Những phục hình cổ điển với đường hoàn tất dưới nướu thường che lấp những tổn thương sâu thứ phát và hở bờ, do đó về lâu dài sẽ gây ra những tổn thương trầm trọng khó phục hồi lại được.
Nguồn: Supra-Gingival Minimally Invasive Dentistry – A Healthier Approach to Esthetic Restorations – Jose-Luis Ruiz.
Related Posts
Điều trị các trường hợp răng thưa bằng mặt dán sứ
Top 7 vấn đề thường gặp khi trám thẩm mỹ răng trước bằng composite
Kỹ thuật so màu răng và những sai lầm thường gặp