Trong bài thực hành này, các thao tác wax-up sẽ được thực hiện trên răng trên mẫu hàm, chúng ta sẽ tái tạo lại 1 phần mặt ngoài, mặt trong, rìa cắn và mặt gần, cũng như tiếp xúc phía gần của răng 12 (H2.8).
1. Xác định đường hoàn tất (H2.9).
2. Thêm sáp vào lấp đầy đường hoàn tất (H2.10).
3. Đặt răng vào mẫu hàm và đánh dấu điểm tiếp xúc với R11 bằng bút chì. Điểm tiếp xúc thường nằm ở chỗ nối 1/3 cắn với 1/3 giữa. Mô phỏng điểm tiếp xúc cho giống với răng bên đối diện (H2.11).
4. Thêm sáp vào mặt ngoài phủ lên điểm tiếp xúc đã đánh dấu và nối với R11. Chờ cho sáp hơi nguội bớt (H2.12).
5. Lấy răng ra khỏi mẫu hàm và thêm sáp đầy vào giữa điểm tiếp xúc và đường hoàn tất (H2.13).
6. Gọt bớt sáp dư phần cổ răng cho đến điểm tiếp xúc để làm phẳng mặt bên. Loại bỏ sáp dư bên dưới đường hoàn tất (H2.14).
7. Đặt răng trở lại mẫu hàm, kiểm tra độ khít sát và vị trí điểm tiếp xúc (H2.15). Thêm sáp vào nếu trước đó đã lỡ gọt bớt.
8. Thêm sáp vào mặt ngoài (H2.16).
9. Thêm sáp vào mặt trong (H2.17).
10. Sử dụng cây điêu khắc Hollenback để làm phẳng rìa cắn (H2.18).
11. Tạo khoang tiếp cận (embrasure) bằng cách gọt nhẹ rìa cắn cho đến điểm tiếp xúc với R11 tạo khía chữ V (H2.19). Lưu ý rằng góc rìa cắn phía gần R12 hơi tròn và ít lồi hơn so với góc rìa cắn phía xa. Do đó tam giác tiếp xúc rìa cắn phía gần sẽ nhỏ hơn phía xa.
12. Điêu khắc thêm đường hoàn tất mặt ngoài và mặt trong bằng cây Hollenback (H2.20).
13. Xác định đường viền gần ngoài trên phần răng còn lại, sau đó vẽ nối đường này liên tục xuống phần sáp mới đắp bằng bút mực đầu mịn để tránh tạo lỗ trên sáp. Sau đó điêu khắc sáp từ đường kẻ này về phía mặt trong để tạo đường viền gần ngoài (H2.21).

14. Loại bỏ sáp dư mặt trong (H2.22) để làm liên tục với mô răng mặt trong. Không nên gọt bớt quá nhiều sáp để có đủ sáp điêu khắc các gờ và hố rãnh mặt trong.
15. Dùng cây điêu khắc discoid-cleoid đầu nhỏ để tạo trũng lưỡi (H2.23). Khi đã tạo được trũng thì gờ bên và rìa cắn sẽ hiện rõ hơn bằng cách khắc kĩ thêm đường viền và đánh bóng.
16. Kiểm tra lại hình thể răng sau khi đắp sáp có phù hợp với bên đối diện chưa (H2.24).
17. Đánh bóng sáp (H2.25).
Nguồn: Waxing for Dental Students – Rowida Abdalla
Related Posts
Che tủy trực tiếp bằng vật liệu dán
Phục hình dán không kim loại – quan điểm về phục hồi thẩm mỹ cho nhóm răng sau
Gắn phục hình (cementation) và hiểu về các loại cement gắn