HIỆU ỨNG TƯƠNG PHẢN VÀ CÁC ẢO ẢNH QUANG HỌC
Tương phản đồng thời (simultaneous contrast)
Tương phản đồng thời xảy ra khi quan sát 2 màu cùng 1 lúc. Khi quan sát cùng lúc nhiều màu, não chúng ta thường cố để cân bằng màu sắc, do đó sự cảm nhận màu cũng bị ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng này chủ yếu bởi 3 yếu tố: (1) độ sáng xung quanh (vật thể sẽ có màu tối hơn nếu xung quanh sáng hơn và ngược lại); (2) màu xung quanh (màu của vật thể sẽ có khuynh hướng thiên về màu của các thành phần xung quanh) và (3) độ bão hòa xung quanh (màu của vật thể sẽ có khuynh hướng sẫm hơn nếu màu xung quanh ít bão hòa hơn và ngược lại). Những hiệu ứng này có tên gọi lần lượt là: tương phản value, tương phản hue và tương phản chroma.
Tương phản Value
Độ sáng của vật thể bị ảnh hưởng bởi độ sáng của background xung quanh. Ví dụ nếu background xung quanh tối thì vật thể sẽ có màu sáng hơn. Nhưng nếu đặt vật thể đó trong 1 background sáng thì ta sẽ nhận thấy là nó trông tối hơn (H3.18 và 3.19).


Mắt thích nghi nhanh hơn khi từ tối sang sáng, so với khi từ sáng sang tối, do vậy hiệu ứng của vật thể tối trên nền sáng sẽ luôn vượt trội hơn.
1 ví dụ nữa trên lâm sàng của hiện tượng này là khi vật liệu phục hồi đặt trên nền mô nướu bị viêm (H3.20 và 3.21).


Để khắc phục hiện tượng tương phản Value thì nên chọn màu răng tương đối sáng cho những bệnh nhân có tông màu sáng đối với mô mềm hay răng xung quanh và ngược lại.
Tương phản Hue
Màu răng sẽ bị nhận thức sai khi quan sát trong điều kiện răng kế cận có độ tương phản hue cao. Chẳng hạn, răng hoặc miếng trám trông sẽ hơi xanh khi background màu cam và sẽ hơi tím nếu background màu vàng (H3.22 và 3.23).


Khi quan sát 1 màu cùng lúc với 1 màu khác thì Hue cảm nhận được sẽ là màu đầu tiên xuất hiện mà nó gần giống với màu bổ sung của màu thứ 2. Với hiệu ứng này, bác sĩ có thể chuẩn bị cho đôi mắt trước khi so màu bằng cách nhìn vào màu bổ sung trước tiên, sau đó mới nhìn vào răng.

Hầu hết màu răng đều nằm trong nhóm màu cam, do đó để quan sát chuẩn hơn, bác sĩ có thể nhìn vào 1 màu xanh dương trước, ngay trước khi so màu răng.
Tương phản Chroma
Tương tự với 2 loại tương phản trên, vật thể trông sẽ đậm màu hơn nếu background có chroma thấp và ngược lại (H3.24).

Ngoài ra, Hue và Chroma của vật thể càng gần giống với Hue và Chroma của background thì càng khó phân biệt được màu của vật thể đó. Đây là điều quan trọng cần nhớ khi so màu, dùng background có Hue và Chroma tương tự với răng thì càng làm khó xác định màu răng (H3.25).

Tương phản vùng
Kích thước của vật thể cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận màu. Chẳng hạn như, vật thể lớn hơn thì trông sẽ sáng hơn là vật nhỏ cùng màu (H3.26).

Hiệu ứng tương phản vùng thường thấy trên thực tế, áo quần sẫm màu có khuynh hướng làm cho người mặc trông nhỏ hơn và ngược lại.
Nếu răng hoặc miếng trám có kích thước lớn thì nên cân nhắc tăng độ Value (H3.27).

Hiệu ứng không gian
Vật thể càng gần mắt thì trông càng lớn hơn và sáng hơn, và ngược lại (H3.28).

Hiện tượng này thường gặp ở những răng xoay và chen chúc (H3.29).

Các răng sau cũng thường thấy có vẻ tối hơn, chủ yếu là do ánh sáng bị giảm khi đến vùng răng sau, đồng thời hiệu ứng không gian cũng góp phần tạo ra hiện tượng này.
Khi xác định màu của vật liệu phục hồi, các bác sĩ nên duy trì đúng khoảng cách từ mắt cho đến miệng bệnh nhân. Đồng thời để bù trừ cho hiệu ứng không gian, những răng thụt vào có thể cho sáng hơn còn răng nhô ra có thể cho tối hơn.
Tương phản lần lượt (successive contrast)
Xảy ra khi quan sát 1 màu ngay sau khi vừa quan sát màu khác. Màu sắc của vật thể quan sát ngay trước đó sẽ có tác động đến màu của vật thể hiện tại (dư ảnh). Dư ảnh được chia làm dư ảnh âm bản (negative) và dương bản (positive) (chỉ khi quan sát trên background trắng).
Để dễ hình dung về dư ảnh (afterimage), hãy làm 2 thử nghiệm sau:



Xem lại phần 1 tại đây hoặc tiếp phần 3 tại đây.
Nguồn:
1. Color in Dentistry, A Clinical Guide to Predictable Esthetics – Stephen J. Chu, Irena Sailer, Rade D. Paravina, Adam J, Mieleszko.
2. http://hufa.hueuni.edu.vn/bi-mat-cua-mau-sac/
3. https://notanothergardeningblog.com/tag/successive-contrast/
Related Posts
Phục hình tháo lắp toàn hàm – P3
Gắn phục hình (cementation) và hiểu về các loại cement gắn
Phục hình tháo lắp toàn hàm – P2