March 28, 2025

NhasiUpdate

Chuyên trang RHM

Độ torque trong chỉnh nha – P1 🆓

Độ torque trong chỉnh nha là gì? Chỉnh torque là gì? Cùng tìm hiểu qua seri bài viết “độ torque trong chỉnh nha” sau đây.

Trong lĩnh vực chỉnh nha, việc hiểu rõ các yếu tố tác động cũng như lực tác động là rất quan trọng để đạt được kết quả tối ưu. Một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng nhưng ít người biết đến chính là độ torque trong chỉnh nha. 

 

ĐỘ TORQUE CỦA RĂNG

Độ nghiêng ngoài trong của thân răng, hay còn gọi là độ torque (để phân biệt với độ nghiêng gần xa của thân răng, hay còn gọi là độ tip), là độ nghiêng của trục dài thân răng lâm sàng (LACC) theo chiều ngoài trong.

Độ nghiêng ngoài trong của thân răng được đo bằng góc tạo bởi “một đường tiếp tuyến với điểm giữa của trục dài mặt ngoài của thân răng lâm sàng” và “một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng nhai“.

 

LACC là trục dài thân răng lâm sàng, điểm FA là điểm chính giữa LACC.
Hình 1. LACC là trục dài thân răng lâm sàng, điểm FA là điểm chính giữa LACC.

 

 

Độ nghiêng ngoài trong của thân răng cửa hàm trên ((hay độ torque trong chỉnh nha của răng) đo được là +7 độ với đường tham chiếu là đường vuông góc với mặt phẳng nhai.
Hình 2. Độ nghiêng ngoài trong của thân răng cửa hàm trên ((hay độ torque của răng) đo được là +7 độ với đường tham chiếu là đường vuông góc với mặt phẳng nhai.

 

 

Vậy, nói gọn lại thì độ nghiêng ngoài trong của thân răng được đo bằng góc tạo bởi 2 đường: “đường tiếp tuyến với thân răng tại điểm FA” và “đường vuông góc với mặt phẳng nhai”.

Độ nghiêng thân răng này được đo bằng số đo độ, với dấu dương hoặc dấu âm.

Dấu dương khi phần nướu của đường tiếp tuyến này nằm ở phía trong (hay phía khẩu cái) so với phần rìa cắn của đường tiếp tuyến. Dấu âm khi phần nướu của đường tiếp tuyến nằm ở phía ngoài (hay phía môi) so với phần rìa cắn của tiếp tuyến.

 

 

Dấu dương khi phần nướu của đường tiếp tuyến này nằm ở phía trong (hay phía khẩu cái) so với phần rìa cắn của đường tiếp tuyến. Dấu âm khi phần nướu của đường tiếp tuyến nằm ở phía ngoài (hay phía môi) so với phần rìa cắn của tiếp tuyến.

 

 

Hay hiểu đơn giản thì dấu dương khi thân răng chìa ra ngoài, dấu âm khi thân răng cụp vào trong.

 

torque dương và torque âm

 

Ở các răng cửa hàm trên, răng cửa giữa và răng cửa bên có phần rìa cắn nghiêng về phía ngoài nhiều. Vì vậy các răng cửa hàm trên có torque dương.

Ở răng nanh trên đến răng cối nhỏ, phần đỉnh múi hoặc phần mặt nhai của thân răng lâm sàng nghiêng về phía khẩu cái hơn phần nướu của thân răng lâm sàng. Xu hướng tương tự cũng được thấy ở răng cối lớn nhưng rõ ràng hơn. Vì vậy, răng nanh và các răng sau hàm trên có torque âm.

Đối với các răng hàm dưới, độ nghiêng thân răng đều âm từ răng cửa đến răng cối lớn, tức là đều có torque âm. Torque âm này tăng dần từ răng cửa đến răng cối lớn.

Độ torque phải đúng để cho khớp cắn đúng. Torque dương tăng lên sẽ khiến cung hàm mở rộng và torque âm tăng sẽ làm sụp cung hàm, thiếu không gian bên trong cung hàm.

Torque dương hoặc âm tăng có thể dẫn đến tổn thương chân răng và tụt nướu do làm chân răng nằm sát vỏ xương hoặc cách xa vỏ xương quá mức.

 

ĐỘ TORQUE TRONG MẮC CÀI

Torque được kết hợp trong mắc cài dây thẳng bằng cách thay đổi độ dày của đế mắc cài sao cho slot mắc cài tạo một góc với đế mắc cài chứ không phải song song.

 

Hình 3. A, Mắc cài có slot nghiêng tạo một góc với đế mắc cài. Độ dày đế mắc cài và chiều cao mắc cài được điều chỉnh để tạo độ torque bên trong mắc cài. B, Mắc cài có độ torque bằng 0 có đế mắc cài song song với đế slot và vuông góc với thành slot.

 

 


Khi đo độ nghiêng ngoài trong trung bình của thân răng, hầu hết các biến thể được tìm thấy trong torque răng cửa (các răng còn lại thì ít dao động hơn).
Điều này là do thực tế là các trường hợp xương hạng II và III nhẹ cũng có thể có tương quan khớp cắn hạng I. 

Vì khoảng cách giữa xương ổ răng trên và dưới thay đổi tùy theo tương quan khác nhau của xương hàm nên về mặt kỹ thuật, không thể giữ cùng một độ torque ở các răng cửa cho cả ba loại tương quan xương.

Làm như vậy sẽ dẫn đến việc đưa chân răng đến quá gần hoặc ra quá xa khỏi vỏ xương trong trường hợp có sự khác biệt về xương hàm từ trung bình đến nặng.

Để tránh những hạn chế về mặt kỹ thuật và những tổn thương do bác sĩ gây ra, Andrew đã đề xuất các độ torque khác nhau cho các răng cửa trên và dưới ở các tương quan xương hạng I, II và III.

Đối với tương quan xương hạng II (góc ANB lớn hơn 5°), răng cửa giữa hàm trên với torque 2° và răng cửa bên hàm trên torque -2° được đề xuất. Đối với xương hạng III (góc ANB nhỏ hơn 0°), răng cửa giữa hàm trên torque 12° và răng cửa bên hàm trên torque 8° được đề xuất.

 

Các nghiên cứu nhận thấy, độ torque răng cửa bên hàm trên luôn nhỏ hơn 4° so với độ torque của răng cửa giữa hàm trên trong khi răng cửa giữa và răng cửa bên hàm dưới thì có cùng độ torque.

Torque dương được đưa vào mắc cài hàm trên bằng cách hướng slot xuống dưới và torque âm được đưa vào bằng cách hướng slot lên trên.

Ở cung hàm dưới thì áp dụng quy tắc ngược lại, torque dương được đưa vào trong mắc cài bằng cách hướng slot lên trên trong khi torque âm được đưa vào mắc cài bằng cách hướng slot xuống dưới.

 

Torque được đưa vào mắc cài bằng cách làm cho thành slot nghiêng tạo góc với đế mắc cài. A, Mắc cài hàm trên. Các slot mắc cài răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên hướng xuống dưới về phía rìa cắn để có torque dương. Mắc cài răng cửa giữa có torque dương hơn hơn mắc cài răng cửa bên. Các slot mắc cài răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên hướng lên trên nên chúng có torque âm. Trong hình, mắc cài răng nanh hàm trên có torque âm ít hơn so với mắc cài răng cối nhỏ. B, Mắc cài hàm dưới. Tất cả slot mắc cài mở hướng xuống ngoại trừ răng nanh, nghĩa là tất cả các mắc cài này đều có torque âm trong khi răng nanh có torque bằng không.

Hình 4. Torque được đưa vào mắc cài bằng cách làm cho thành slot nghiêng tạo góc với đế mắc cài. Các mắc cài theo thứ tự từ trái qua phải là: mắc cài răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng 4, răng 5.

A, Mắc cài hàm trên. Các slot mắc cài răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên hướng xuống dưới về phía rìa cắn để có torque dương. Mắc cài răng cửa giữa có torque dương hơn hơn mắc cài răng cửa bên. Các slot mắc cài răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên hướng lên trên nên chúng có torque âm. Trong hình, mắc cài răng nanh hàm trên có torque âm ít hơn so với mắc cài răng cối nhỏ.

B, Mắc cài hàm dưới. Tất cả slot mắc cài mở hướng xuống ngoại trừ răng nanh, nghĩa là tất cả các mắc cài này đều có torque âm trong khi răng nanh có torque bằng không.

 

 

Vấn đề về torque được các bác sĩ hay thắc mắc là độ torque ở các răng cối lớn hàm trên trong các ca có nhổ răng.

Răng cối lớn hàm trên có ba chân răng với chân trong lớn nhất. Vì vậy, khi răng này di chuyển, đặc biệt là khi di gần, chân trong khó dịch chuyển và khiến răng bị nghiêng ngoài.

Kết quả là các múi ngoài thì nằm thấp về phía nướu còn múi trong thì nhô cao về phía mặt nhai hơn.

Vấn đề lâm sàng này được giải quyết nhờ độ torque ngược ngoài trong được xây dựng trong ống hoặc khâu (tức là torque âm). Torque âm này được tạo ra bằng cách xoay đế slot hướng lên trên, do đó khi slot được căn chỉnh bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ thì sẽ tạo ra torque âm.

 

Hình 5. Răng cối lớn hàm trên có múi trong nhô cao thường là kết quả của sự di chuyển răng hoặc nới rộng. Để khắc phục vấn đề này, torque âm được thêm vào khâu (hoặc mắc cài) răng cối lớn. Trong hình, mắc cài (dạng ống – tube) có torque âm được tích hợp. Khi slot mắc cài xoay theo chiều kim đồng hồ, dây thẳng hình chữ nhật đi qua slot sẽ làm cho răng quay ngược chiều kim đồng hồ. Để chống lại sự nhô của các múi trong trong quá trình di chuyển răng, độ torque âm này được tích hợp bên trong slot ống mắc cài.

Hình 5. Răng cối lớn hàm trên có múi trong nhô cao thường là kết quả của sự di chuyển răng hoặc nới rộng. Để khắc phục vấn đề này, torque âm được thêm vào khâu (hoặc mắc cài) răng cối lớn. Trong hình, mắc cài (dạng ống – tube) có torque âm được tích hợp.

Khi slot mắc cài xoay theo chiều kim đồng hồ, dây thẳng hình chữ nhật đi qua slot sẽ làm cho răng xoay ngược chiều kim đồng hồ. Để chống lại sự nhô của các múi trong trong quá trình di chuyển răng, độ torque âm này được tích hợp bên trong slot ống mắc cài.

 

 

Các giá trị torque sau đây được thêm vào mắc cài hoặc khâu răng cối lớn hàm trên: torque -4° được thêm vào các mắc cài răng cối lớn trong trường hợp di chuyển tối thiểu. Torque -5° được thêm vào trong các mắc cài khi có sự chuyển trung bình và torque -6° được thêm vào trong trường hợp dịch chuyển tối đa.

 

ĐỘ TORQUE ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ NÀO?

Độ torque được thể hiện như thế nào trong mắc cài và răng sẽ có độ nghiêng như thế nào khi  torque trong mắc cài được sinh ra?

Độ torque trong mắc cài được biểu thị bằng sự tương tác giữa mắc cài và dây cung, cụ thể là khi dây đi vào slot tạo thành 1 góc.

Vì dây tròn không thể gắn vào mắc cài tạo thành góc được mà dây tròn sẽ chỉ quay trong slot nên thể sinh ra torque.

Dây chữ nhật hoặc dây vuông có thể gắn vào mắc cài tạo thành một góc nên sẽ làm xuất hiện torque.

Hình thái răng có thể ảnh hưởng đến vị trí của slot, trong khi độ torque tích hợp trong các mắc cài kế cận có thể ảnh hưởng đến hướng của dây cung. Độ torque được biểu thị bằng sự tương tác của dây cung – mắc cài phụ thuộc vào lượng lực được truyền từ dây cung đến mắc cài trong một khoảng thời gian, nhưng mức lực phải ở giới hạn tối ưu để biểu thị torque.

 

Dây có kích thước lớn hơn sẽ tạo ra lực nặng hơn so với dây nhỏ có kích thước nhỏ. Mô tả về torque được minh họa trong hình 6.

 

 

Hình 6. A, Dây thẳng hình chữ nhật. Dây thẳng hình chữ nhật được sử dụng cùng với hệ thống  mắc cài edgewise có độ, còn được gọi là khí cụ dây thẳng. Dây thẳng được sử dụng vì tất cả các tính năng kiểm soát vị trí răng ba chiều đều được tích hợp trong mắc cài. B, Dây hình chữ nhật được bẻ xoắn, tức là dây có torque. Dây chữ nhật xoắn thường được sử dụng trong hệ thống mắc cài edgewise tiêu chuẩn (mắc cài không có độ) nhưng cũng có thể được sử dụng trong khí cụ dây thẳng nếu có nhu cầu tăng thêm torque. C, Một dây chữ nhật đi thụ động qua slot mắc cài. Nếu dây tiếp xúc với mắc cài mà không tạo góc tiếp xúc thì mắc cài sẽ không biểu thị torque cho dù torque trong mắc cài là bao nhiêu và kích thước dây lớn bao nhiêu. Ngay cả khi dây được bẻ xoắn để tạo torque nhưng nếu nó không tạo góc tiếp xúc với slot thì sẽ không có torque nào sỉnh ra. D, Một dây chữ nhật xoắn ngược chiều kim đồng hồ nằm trong mắc cài. Dây tiếp xúc với slot tạo một góc và xoắn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ sẽ biểu thị torque dương ở cung hàm trên và torque âm ở cung hàm dưới. E, Dây tiếp xúc với slot theo chiều kim đồng hồ, sẽ thể hiện torque âm ở cung hàm trên và torque dương ở cung hàm dưới. F, Dây tròn trong slot mắc cài. Dù kích thước dây lớn hay nhỏ, dây tròn sẽ không bao giờ biểu thị torque vì dây chỉ quay trong slot. G. Dây chữ nhật xoắn ở đoạn đi vào slot và tạo góc tiếp xúc, tức là tạo torque.

Hình 6. A, Dây thẳng hình chữ nhật. Dây thẳng hình chữ nhật được sử dụng cùng với hệ thống  mắc cài edgewise có độ, còn được gọi là khí cụ dây thẳng. Dây thẳng được sử dụng vì tất cả các tính năng kiểm soát vị trí răng ba chiều đều được tích hợp trong mắc cài.

B, Dây hình chữ nhật được bẻ xoắn, tức là dây có torque. Dây chữ nhật xoắn thường được sử dụng trong hệ thống mắc cài edgewise tiêu chuẩn (mắc cài không có độ) nhưng cũng có thể được sử dụng trong khí cụ dây thẳng nếu có nhu cầu tăng thêm torque.

C, Một dây chữ nhật đi thụ động qua slot mắc cài. Nếu dây tiếp xúc với mắc cài mà không tạo góc tiếp xúc thì mắc cài sẽ không biểu thị torque cho dù torque trong mắc cài là bao nhiêu và kích thước dây lớn bao nhiêu. Ngay cả khi dây được bẻ xoắn để tạo torque nhưng nếu nó không tạo góc tiếp xúc với slot thì sẽ không có torque nào sinh ra.

D, Một dây chữ nhật xoắn ngược chiều kim đồng hồ nằm trong mắc cài. Dây tiếp xúc với slot tạo một góc và xoắn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ sẽ biểu thị torque dương ở cung hàm trên và torque âm ở cung hàm dưới.

E, Dây tiếp xúc với slot theo chiều kim đồng hồ, sẽ thể hiện torque âm ở cung hàm trên và torque dương ở cung hàm dưới.

F, Dây tròn trong slot mắc cài. Dù kích thước dây lớn hay nhỏ, dây tròn sẽ không bao giờ biểu thị torque vì dây chỉ quay trong slot. G, Dây chữ nhật xoắn ở đoạn đi vào slot và tạo góc tiếp xúc, tức là tạo torque.

 

 

Vậy độ torque dương hay torque âm được biểu thị như thế nào từ mắc cài?

Đối với mắc cài có độ, độ torque đã được tích hợp sẵn trong mắc cài bằng cách tạo góc cho slot trên đế hoặc thay đổi độ dày của đế sao cho slot mở theo hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới.

Như đã giải thích trước đó về biểu thức torque dương ở cung hàm trên, slot sẽ mở theo hướng xuống dưới và torque âm thì slot sẽ mở theo hướng lên trên. Đối với hàm dưới thì ngược lại (hình 7).

 

Hình 7. A, Mắc cài răng cửa giữa hàm trên được gắn ở độ cao lý tưởng. Vì slot mở hướng xuống dưới nên khi đi một dây thẳng hình chữ nhật hoặc dây vuông sẽ làm xoay răng theo chiều kim đồng hồ dẫn đến thể hiện torque dương. B, Mắc cài răng cửa giữa được gắn đảo ngược, tức là slot mở hướng lên trên. Khi đi dây thẳng chữ nhật sẽ làm xoay răng ngược chiều kim đồng hồ và do đó thể hiện torque âm. C và D, Quy tắc ngược lại với cung hàm dưới. Nếu slot mở hướng lên trên thì thể hiện torque dương và ngược lại.

Hình 7. A, Mắc cài răng cửa giữa hàm trên được gắn ở độ cao lý tưởng. Vì slot mở hướng xuống dưới nên khi đi một dây thẳng hình chữ nhật hoặc dây vuông sẽ làm xoay răng theo chiều kim đồng hồ dẫn đến thể hiện torque dương.

B, Mắc cài răng cửa giữa được gắn đảo ngược, tức là slot mở hướng lên trên. Khi đi dây thẳng chữ nhật sẽ làm xoay răng ngược chiều kim đồng hồ và do đó thể hiện torque âm.

C và D, Quy tắc ngược lại với cung hàm dưới. Nếu slot mở hướng lên trên thì thể hiện torque dương và ngược lại.

 

 

Khi đi dây thẳng hình chữ nhật hoặc dây vuông qua slot, dây sẽ tạo một góc với slot và làm thẳng slot dần dần. Việc này sẽ tạo ra sự xoay của trục dài răng và do đó thể hiện độ torque của mắc cài.

Trên lâm sàng, đôi khi bác sĩ muốn tăng torque cho răng như trong trường hợp ca hạng II chi 2, răng nanh ngầm hoặc răng cửa nghiêng trong. Độ torque được tăng thêm bằng cách bẻ xoắn các dây hình chữ nhật (bẻ torque).

Ngược lại với mắc cài, độ xoắn của dây được đưa ra theo hướng chuyển động. Dây xoắn hướng lên trên tạo ra torque dương ở cung hàm trên và torque âm ở cung hàm dưới. Dây xoắn hướng xuống dưới tạo ra torque âm ở cung hàm trên và torque dương ở cung hàm dưới (Hình 8).

 

Hình 8. A, Dây xoắn hướng lên trên tạo ra torque dương ở cung hàm trên và torque âm ở cung hàm dưới. Độ xoắn được tạo ra bằng kìm (kìm bẻ torque). Kìm bên ngoài được di chuyển lên trên như hình mũi tên để vặn dây (kìm bên tay còn lại để giữ cố định dây). B, Kìm bên ngoài di chuyển xuống dưới để xoắn dây xuống. Việc xoắn dây xuống dưới này sẽ tạo ra torque âm đối với các răng tương ứng nếu dây được đưa vào cung hàm trên và torque dương tới các răng tương ứng nếu dây được đưa vào cung hàm dưới.

Hình 8. A, Dây xoắn hướng lên trên tạo ra torque dương ở cung hàm trên và torque âm ở cung hàm dưới. Độ xoắn được tạo ra bằng kìm (kìm bẻ torque). Kìm bên ngoài được di chuyển lên trên như hình mũi tên để vặn dây (kìm bên tay còn lại để giữ cố định dây).

B, Kìm bên ngoài di chuyển xuống dưới để xoắn dây xuống. Việc xoắn dây xuống dưới này sẽ tạo ra torque âm đối với các răng tương ứng nếu dây được đưa vào cung hàm trên và torque dương tới các răng tương ứng nếu dây được đưa vào cung hàm dưới.

 

 

Torque được bẻ trên dây như vậy sẽ làm tăng hoặc giảm độ torque có trong mắc cài. Bẻ torque dương trên dây sẽ tăng thêm torque dương có trong mắc cài và ngược lại.

 

Xem tiếp phần 2 độ torque trong chỉnh nha tại đây.

 

Nguồn: Orthodontic brackets selection, placement and debonding – Dr. Haris Khan 

Nhasiupdate

Hãy gửi tin nhắn cho mình nhé!

Powered by WpChatPlugins