Lấy dấu sau cùng
Có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng để lấy dấu sau cùng trong phục hình toàn hàm. Trong đó loại vật liệu thường được sử dụng nhất là polyvinylsiloxane tự trộn, loại có độ nhớt trung bình. Vật liệu này có nhiều màu khác nhau tùy theo nhà sản xuất, cũng thường được sử dụng nhiều để lấy dấu trong phục hình cố định. Nhiều bác sĩ thích sử dụng loại vật liệu này để lấy dấu do nó có nhiều ưu điểm như thời gian làm việc dài (2 – 4.5 phút), thời gian trùng hợp nhanh (3 – 7 phút) và hệ thống tự trộn đơn giản. Vật liệu có khả năng kháng lực xé cao, có độ dàn hồi cao nên dễ dàng lấy ra mà không làm biến dạng đáng kể các vùng lẹm. Dấu còn có thể được sử dụng để đổ mẫu lại trong thời gian lên đến 1 tuần. Tuy nhiên vật liệu này cũng có nhược điểm thường gặp đó là đặc tính kỵ nước, có thể ức chế sự chảy của vật liệu đổ mẫu dẫn đến khuynh hướng tạo bọt. Loại có đầu bơm tự trộn thì giá thành khá cao so với loại trộn bằng tay. Độ nhớt cũng khá cao khiến cho vật liệu dề chảy ra khỏi khay và tràn vào miệng/họng bệnh nhân, đặc biệt là khi lấy dấu hàm trên.
Khi bắt đầu sử dụng đầu bơm, luôn phải bơm 1 lượng nhỏ ra ngoài trước (H 5.1).

Việc làm này rất quan trọng bởi vì luôn có 1 lượng nhỏ vật liệu bị đông cứng ở bề mặt ống vật liệu, nơi tiếp xúc với đầu trộn và còn nhằm mục đích loại bỏ chất bôi trơn được nhà sản xuất thêm vào.
Sau khi đã loại bỏ lượng ít vật liệu đầu tiên thì tiến hành bơm vật liệu vào khay (H5.2).

Bơm liên tục cho đến khi đầy khay. Nếu bị gián đoạn (do thay đầu bơm hoặc thay ống vật liệu) thì phải bơm tiếp tại vị trí khay đang chứa vật liệu để hạn chế bọt khí. Sử dụng đầu bơm hoặc que đè lưỡi để dàn đều (H5.3) cho vật liệu tiếp xúc với toàn bộ thành trong của khay.

Vật liệu loại trộn bằng tay thường được chia làm 2 ống riêng biệt. Lấy vật liệu theo đúng tỉ lệ rồi trộn đều và cho vào khay (H5.4 và 5.5).


1 loại vật liệu khác khá rẻ được nhiều bác sĩ sử dụng đó là cao su nhẹ (cao su lỏng) thường dùng lấy dấu trong phục hình cố định. Ưu điểm và nhược điểm hầu hết tương tự vật liệu polyvinylsiloxane nhưng lí do khiến nó ít được sử dụng dần là do khả năng gây dị ứng đối với những bệnh nhân nhạy cảm với nhựa latex.
Kĩ thuật lấy dấu tương tự như kĩ thuật lấy dấu thông thường. Khi lấy dấu hàm dưới, phải cho bệnh nhân đưa lưỡi ra phía trước, về phía cán khay, sau đó đưa lưỡi qua trái và cuối cùng là qua phải. Đầu tiên luôn phải là đưa lưỡi ra trước, để ghi dấu thắng lưỡi ban đầu, sau đó động tác qua trái và qua phải để mở rộng dấu cho khoảng thắng lưỡi.
Lưu ý sau khi lấy dấu xong thì phải kiểm tra dấu thật kĩ, những điểm rách lộ khay yêu cầu phải gỡ ra và lấy dấu lại.



Khi lấy dấu hàm trên, sau khi đưa khay vào miệng thì nên cầm sẵn gương để gạt bỏ vật liệu lấy dấu dư trào ra khỏi khay, tránh để chảy tràn vào miệng bệnh nhân. Việc ấn khay từ phía sau có thể giúp làm giảm bớt lượng vật liệu trào ra từ phía sau của khay, nhưng đồng thời cũng làm tăng tỉ lệ không khí lọt vào trong khẩu cái, đặc biệt đối với những bệnh nhân có vòm khẩu sâu.


Sau khi lấy khay ra khỏi miệng cũng phải kiểm tra dấu thật kĩ. Vùng khẩu cái phía sau có thể bị rách lộ khay cũng không quan trọng vì phần này sẽ được thực hiện lại khi lấy dấu giới hạn khẩu cái sau (posterior palatal seal – PPS).


Sau khi kiểm tra chắc chắn dấu tốt thì lúc này mới thực hiện ghi dấu giới hạn khẩu cái sau (PPS).


Đổ mẫu cho dấu sau cùng
Chỉ thực hiện đổ mẫu 1 giai đoạn chứ không được thực hiện đổ mẫu 2 giai đoạn (cung răng riêng và để mẫu hàm riêng). Dưới đây là loạt ảnh minh họa cho việc đổ mẫu.



Hỗn hợp thạch cao + pumice xung quanh khay được gom lại cho đều, nhẵn và làm cho ngang bằng với viền sáp. Khi cứng lại nó sẽ giúp nâng đỡ dấu khi đổ mẫu và ngăn thạch cao chảy tràn ra ngoài khi đổ mẫu.
Dùng dao sáp #7 hơ nóng để tạo hình viền sáp quanh dấu (H6.4), viền sáp này nên rộng khoảng 4 mm và thấp hơn 3 mm so với viền dấu.

Nếu có vùng sai hoặc thiếu hổng thì đắp thêm 1 ít sáp vào sau khi hỗn hợp thạch cao + pumice đã cứng. Sau đó mài chỉnh phần đế thạch cao + pumice bằng máy mài cho gọn lại, khi mài thì mài luôn cả phần cán khay nằm trong đó.


Dùng sáp lá uốn lại tạo thành hàng rào sáp bọc xung quanh dấu và đế thạch cao + pumice (H6.9).

Dán 2 đầu phần hàng rào sáp này lại với nhau và dán cố định vào tấm nhựa cứng bằng sáp chảy (H6.10).

Chiều cao hàng rào sáp vào khoảng 13 mm để đảm bảo độ dày cho đế mẫu hàm.



Sau đó gỡ mẫu ra và mài chỉnh, mẫu nên có bề rộng 4 mm và đế mẫu ít nhất phải 13 mm.
Có thể tham khảo quy trình đổ mẫu tại video dưới:
Xem tiếp phần 4 tại đây.
Nguồn: Treating the complete denture patient – Carl F.Driscoll, William Glen Golden.
Related Posts
Gắn phục hình (cementation) và hiểu về các loại cement gắn
Các yếu tố ảnh hưởng đến so màu răng – P2
Phục hình tháo lắp toàn hàm – P2